Hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm tỏi đen

Vì vậy, hiện nay các nghiên cứu chế biến tỏi tươi bằng các phương pháp như xử lý nhiệt, quá trình chín sinh học, lên men được áp dụng nhằm hạn chế mùi khó chịu và tăng vị ngon của tỏi đã và đang được tiến hành. Xử lý nhiệt là một phương pháp được áp dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm, giúp loại bỏ mùi vị khó chịu có trong thực phẩm tươi. Tỏi đen là một sản phẩm của quá trình lên men và làm chín sinh học thông qua nhiệt. 

Hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm tỏi đen

Tỏi đen được sản xuất bằng cách xử lý dưới các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ trong thời gian khoảng 40 – 60 ngày.

Khi tỏi tươi trải qua quá trình xử lý nhiệt trở thành tỏi đen sẽ mất đi hoàn toàn mùi khó chịu, có vị ngọt đặc trưng và dai mềm khi ăn cũng như có sự chuyển hoá một cách đáng kể các hợp chất sinh học của chúng. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo hàm lượng hoạt chất chống oxy hoá của tỏi đen cao hơn rất nhiều so với tỏi tươi và chúng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn các bệnh có liên quan đến quá trình rối loạn trao đổi chất và tình trạng gan nhiễm độc, chống ung thư, chống viêm nhiễm.

Việc bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt những người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, mất ngủ kinh niên. Tuy nhiên sử dụng tỏi đen với liều lượng và dưới hình thức thế nào thì mang lại hiệu quả cao nhất? Theo các chuyên gia, tỏi đen nên được sử dụng như sau:
1. Cách sử dụng tỏi đen thứ nhất – Ăn sống
– Bóc vỏ ăn trực tiếp
– Chế biến với các món khác tùy theo khẩu vị
– Hàm lượng sử dụng 3-5 g / ngày -Tương đương 3-5 tép tỏi/ngày
– Lưu ý: Người già chỉ nên dùng 1-2 tép/ngày

2. Cách sử dụng tỏi đen thứ 2 – Ngâm rượu
Ngoài cách ăn trực tiếp bạn có thể sử dụng tỏi đen để ngâm rượu uống cũng có tác dụng rất tốt